DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - GCN: 14/DNKHCN

“Innovation Distinguishes Between a Leader And a Follower”

Steve Jobs

Tin tức

Tháng Mười

19

Thiết kế và thử nghiệm sàn nhẹ Bubbledeck

Nhìn từ bên ngoài, mọi công trình đều trông có vẻ giống nhau trong cách thi công. Thế nhưng trên thực tế, việc thiết kế và xây dựng chúng là hoàn toàn khác nhau. Việc đúc sàn cho từng công trình cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều công trình trong số đó đúc sàn đặc kiểu truyền thống. Nhưng cũng không ít công trình sử dụng một loại sàn nhẹ được ưa chuộng trong vài năm trở lại đây, sàn bubbledeck.

Đây là một giải pháp giúp việc thi công trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn rất nhiều. Với những ưu điểm tuyệt vời như tiết kiệm thời gian, chi phí, chịu được tải trọng lớn, thân thiện với môi trường…Công nghệ sàn bubbledeck đang ngày càng tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng và được ứng dụng rộng rãi hơn. Dưới đây là một số lưu ý trong khâu thiết kế và thử nghiệm loại sàn này.

1. Lưu ý trong khâu thiết kế

Thiết kế sàn nhẹ bubble deck

– Để thích nghi với nhiều loại sàn, đặc điểm công trình, cách bố trí đường ống, vị trí chịu lực…chúng hoàn toàn có thể điều chỉnh một chút cơ cấu sàn. Để làm được điều này có thể thay đổi số lượng, vị trí, phương chiều các quả bóng.

– Có thể lựa chọn một trong số những hình thức thi công. Bao gồm: sàn được đổ trực tiếp tại công trường, sàn bán lắp ghép, sàn đúc toàn khối.

– Khi thiết kế sàn bubbledeck, phải quan tâm đến những thông số kĩ thuật sau đây:

–  Đường kính bóng

– Khoảng cách tâm nhỏ nhất giữa bóng

– Số lượng bóng lớn nhất

– Độ dày tấm nhỏ nhất đề xuất

– Giảm tải trên 1 bóng

– Giảm tải tối đa trên 1m2

– Hệ số cứng

– Hệ số cắt

2. Thử nghiệm sàn nhẹ Bubbledeck

Thử nghiệm khả năng chịu uốn và độ võng của sàn: Một trong những ưu điểm vượt trội của sàn nhẹ bubbledeck là đó là khối lượng nhẹ, khả năng chịu uốn tốt. Khi so sánh với tấm sàn đặc theo lý thuyết và thực tế, kết quả cho thấy với cùng bề dày, khả năng chịu uốn của hai tấm sàn bằng nhau nhưng độ cứng của bubbledeck nhỏ hơn tấm sàn đặc.

Sàn nhẹ bubble deck

Thử nghiệm khả năng chịu cắt và ứng suất cắt do chọc thủng của sàn: 

Theo kết quả thực nghiệm, khả năng chịu cắt phụ thuộc vào khối lượng hiệu quả của bê tông. Theo đó, khả năng chịu cắt của sàn bubbledeck so với khả năng chịu cắt của tấm sàn đặc khoảng từ 72 – 79%. Theo tính toán, hệ số 0.6 được sử dụng trong khả năng chịu cắt đối với tấm sàn có chiều cao xác định. Điều này đảm bảo được độ dự trữ an toàn lớn cho kết cấu công trình. Vì vậy, những vị trí có tải trọng cắt lớn cần được đặc biệt chú trọng, ví dụ như những vùng xung quanh cột.

Theo kết quả thử nghiệm thực tế, khả năng chịu cắt phụ thuộc vào khối lượng hiệu quả của bê tông. Theo đó, khả năng chịu cắt của sàn bubbledeck đo được từ 72 – 91% khả năng chịu cắt của tấm sàn đặc. Hệ số 0.6 được sử dụng trong khả năng chịu cắt đối với tấm sàn đặc có chiều cao xác định. Điều này sẽ đảm bảo được độ dự trữ an toàn lớn cho kết cấu. Do đó, tại những vị trí có tải trọng cắt lớn cần được đặc biệt chú trọng, ví dụ là những vùng xung quanh cột. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng cách bỏ bớt một số quả bóng tại các vùng giới hạn xung quanh các cột, tạo ra một vùng bê tông đặc đủ khả năng để chịu cắt.

So sánh tiếng ồn:

Một trong những điều phiền toái khi thi công công trình, đó là tiếng ồn mà nó gây ra. Tuy nhiên, sử dụng sàn nhẹ bubble deck, bạn sẽ không cần lo lắng về điều đó. Thực hiện so sánh giữa sàn nhẹ bubbledeck và tấm sàn rỗng theo 1 phương có cùng chiều cao. Bubbledeck có thể giảm ồn cao hơn tấm sàn rỗng 1 phương 1db.

Những công trình sử dụng sàn bubbledeck để thi công đang xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đã cho thấy tính ưu việt của sản phẩm. Hãy liên hệ với đội ngũ kĩ sư đầy kinh nghiệm của công ty Vitec để có được những tư vấn tốt nhất khi thiết kế sàn nhẹ bubbledeck cho công trình của bạn.

Trở về trang trước