DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - GCN: 14/DNKHCN

“Innovation Distinguishes Between a Leader And a Follower”

Steve Jobs

Tin tức

Tháng Tư

10

Sàn bubbledeck – tiến bộ trong ngành xây dựng

Sàn bubbledeck là một tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật xây dựng. Thay vì việc sử dụng những tấm sàn bê tông bình thường tuy nặng, cứng có độ chắc chắn cao nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì nay, nhờ các nhà khoa học mà những nhà xây dựng biết đến một công nghệ mới, họ sử dụng những quả bóng nhựa tái chế để thay thế cho phần bê tông không chịu lực ở giữa bản sàn làm giảm tối đa trọng lượng của tấm sàn nhưng lại tăng khả năng vượt nhịp lên 50%.

Cấu tạo

Cấu tạo của sàn bubbledeck

Với tên gọi sàn bubbledeck, nghe đến thôi người ta đã biết thành phần chính tạo nên tấm sàn này là những quả bóng. Công nghệ này thi công tạo nên những tấm sàn phẳng, rỗng. Ưu điểm của công nghệ mới này là không cần sử dụng đến dầm, rất ít cột, không cần dùng khuôn ván và có khẩu độ vượt nhịp khá lớn. Ngoài ra, những căn nhà, căn phòng sử dụng loại sàn bubbledeck này có khả năng cách âm tương đối tốt, cũng có thể cách nhiệt, chống cháy nổ và ngạc nhiên nhất là khả năng giảm tác động của động đất. Loại sàn này rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Đặc biệt là khi sản phẩm có thể tiết kiệm tới khoảng 50% lượng bên tông vẫn sử dùng so với sàn bê tông truyền thống thì sản phẩm này đã chứng tỏ được sự ưu việt và thuyết phục được người dùng. Với kết cấu như vậy, sàn bubbledeck đã giảm trọng lượng một cách đáng kể lên móng công trình và đóng góp không nhỏ vào công tác bảo vệ môi trường.
Sàn bubbledeck đã chứng tỏ được khả năng giảm tác động của động đất lên các tòa nhà cao tầng. Bởi chịu tác động lực theo cả hai phương và có trọng lượng nhẹ nên rất thích hợp cho các tòa nhà cao. Kết hợp với hệ thống các cột và vách có khả năng chịu lực thì đây sẽ là một phương án xây dựng hoàn hảo cho nhà ở những vùng địa chất hay xảy ra xáo trộn.

Quá trình thi công

Quá trình thi công sàn bubbledeck

Trình tự thi công tấm sàn bubbledeck bao gồm các bước sau: Xây dựng các hệ thống giáo chống gồ xà khoảng cách các xà là 1.2 mét cùng với hệ thống cầu phong bằng thép hộp có khoảng cách tương ứng là 0.6m. Tiếp đó là công việc ghép ván theo bản vẽ đã đưa ra trước đó. Công việc tiếp sau là việc giẳng lưới trên lưới thép dưới và đặt bóng vào. Nếu cần thiết người thi công cần chú ý đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chống chịu được cắt. Sau khi ghép ván sẽ là thao tác đổ bể tông toàn khối và công tác tháo dỡ cuối cùng hoàn thiện sản phẩm.
Một công nghệ đến từ Đan Mạch, và đã đạt giải thưởng Môi trường Châu Âu về những tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời do việc thi công nhanh chóng, thuận tiện hơn do các tấm- khối bê tông giảm trọng lượng đi đáng kể dẫn đến việc tuy mới được ứng dụng ở Việt nam không bao lâu nhưng các nhà thầu xây dựng luôn yêu thích sản phẩm này. Cũng cần phải nhắc đến khả năng cách âm, chống cháy và cách nhiệt rất ưu tú của loại sàn này để nó trở thành một tiến bộ phổ biến trong các công trình xây dựng ở Việt Nam.

Trở về trang trước