Tháng Mười
11
Sàn C-deck – cuộc cách mạng trong xây dựng
Trong nhiều năm trở lại đây, với những công nghệ xây dựng tiên tiến, hiện đại của nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam đã không còn là một vấn đề xa lạ gì nữa. Áp dụng những kĩ thuật, phát minh mới có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng của tốc độ đô thị hóa, đồng thời có thể tạo đà phát triển cho kĩ thuật xây dựng của Việt Nam. Để có nhiều giải pháp công nghệ rất hữu ích được áp dụng thành công ở Việt Nam, điển hình là công nghệ sàn rỗng không dầm bubbledeck, hay còn gọi là sàn bong bóng. Để phù hợp với môi trường xây dựng trong nước, công nghệ sàn bong bóng đã được cải tiến một số đặc điểm và trở thành một giải pháp rất hiệu quả cho thị trường xây dựng nhiều khó khăn.
Sàn bubble deck vốn được phát minh bởi Jorgen Bereuning, mỗi kĩ sư người Đan Mạch vào năm 1997, lấy cảm hứng sáng tạo từ một cuộc thi thiết kế. Mặc dù là một sản phẩm mới, song công nghệ này đã nhanh chóng được ưa chuộng và sử dụng rỗng rãi ở châu Âu và trở thành một cuộc cách mạng trong xây dựng. Công nghệ mới này sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế nhằm thay thế bê tông, do đó sẽ giảm được một lượng đáng kể bê tông cốt thép so với loại sàn đúc thông thường. Kết cấu sàn nhờ đó trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa, loại sàn này là một loại sàn phẳng, không đúc dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột và vách chịu lực. Chính những điều này giúp công nghệ sàn mới này khắc phục những nhược điểm của sàn bê tông cốt thép truyền thống. Dưới đây là một số đặc tính kỹ thuật của sàn rỗng không dầm bubble deck.
1. Khả năng chịu lực
Xây dựng theo phương pháp truyền thống, sử dụng công nghệ đúc sàn đặc chúng ta thường phải đối mặt với một vấn đề khá nghiêm trọng đó là phải vượt nhịp lớn, do ảnh hưởng của trọng lượng sàn. Công nghệ sàn mới này sẽ giải quyết tốt điều này. Mỗi sản phầm sử dụng công nghệ này đã được cắt giảm đến 35% lượng bê tông cốt thép nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực tốt. Từ đó có thể giảm được trọng lượng sàn, kích thước hệ kết cấu cột, móng, vách, giảm được thời gian và chi phí, tăng tiến độ thi công…
Ngoài ra, ở những khu vực chịu lực tương đối phứ tạp, người ta sẽ tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn bằng cách bỏ bớt các quả bóng.
2. Khả năng chịu động đất
Về mặt lí thuyết, lực do động đất tác dụng lên công trình sẽ tỉ lệ thuận với khối lượng công trình và khối lượng sàn theo từng độ cao. Do đó, hẳn nhiên rằng công trình càng nặng nề thì khi gặp động đất sẽ càng gặp nguy hiểm. Sử dụng sàn bubbledeck sẽ không cần phải lo lắng vấn đề này. Công nghệ này có khả năng chịu lực theo 2 phương, lại có trọng lượng nhẹ nên trở thành một giải phải hữu hiệu để chống động đất. Loại sàn này đặc biệt phù hợp với các công trình cao tầng đô thị.
3. Khả năng vượt nhịp
Quá trình xác định nhịp lớn nhất mà sàn bong bóng có thể vượt qua sẽ dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và EuroCode 2, có bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống. Tỉ số giữa nhịp/chiều cao tính toán của tấm sàn L/d ≤ 30 đối với sàn đơn, L/d ≤ 39 đối với sàn liên tục, L/d ≤ 10.5 đối với sàn ngầm một phương.
Với những đặc tính kĩ thuật tuyệt với trên đây, sàn bubbledeck sẽ có thể giải quyết bài toán khó trong xây dựng, xứng đáng là công nghệ xây dựng được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
Trở về trang trước