Tháng Mười
16
Cấu tạo và phân loại cấp sàn rỗng không dầm Bubbledeck (C-deck)
Sàn rỗng không dầm Bubble Deck từ lâu đã không còn là cụm từ xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm xây dựng trên thị trường xây dựng Việt Nam. Mặc dù là một công nghệ còn mới, song khi được ứng dụng tại Việt Nam đã rất được ủng hộ. Nhờ những ưu điểm tuyệt vời của mình, công nghệ này mang nhiều hứa hẹn sẽ được sử dụng đại trà, có thể thay thế hoàn toàn công nghệ đúc sàn kiểu truyền thống. Hệ sàn rỗng không dầm Bubble deck đã và đang chứng minh được ưu thế vượt trội và tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng tại nước ta. sau đây là một số hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo, phân loại, thi công…. về hệ kết cấu sàn này.
1. Cấu tạo cơ bản
Về mặt cấu tạo, sàn rỗng không dầm Bubble deck có cấu trúc khá đơn giản, bao gồm tấm thép lưới trên, bóng rỗng được làm từ nhựa tái chế và tấm thép lưới dưới. Hệ sàn này là sàn rỗng làm việc 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trưc tiếp giữa các khối rỗng và thép. Trong đó, những quả bóng từ nhựa tái chế sẽ có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết đối với toàn bộ kết cấu của sàn, tức là phần bê tông này ở trục trung hòa của cấu kiện.
Các vùng lưới thép, khi được phối hợp với các lỗ rỗng tạo ra do các quả bóng nhựa sẽ có thể giúp tối ưu hóa kết cấu bê tông, các vùng chịu mô men uốn và các vùng chịu lực cắt. Trong quá trình thi công sàn rỗng không dầm, phải lưu ý đến đặc tính hình học cơ bản của 2 bộ phận chính: lưới thép gia cường và những quả bóng nhựa rỗng. Trong đó, lưới thép gia cường sẽ có nhiệm vụ phân bổ và định hướng những quả bóng tại những vị trí chính xác. Trong khi đó, những quả bóng nếu được đảm bảo ở những vị trí cố định, sẽ giúp giữ vứng định dạng, tạo ra 1 hệ thống vô số các dầm chữ I đam nhau 2 phương. Khi đổ bê tông vào hệ liên kết giữa thép và bóng trên, ta sẽ có được tấm dàn rỗng không dầm 2 phương, một hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm rất nhiều vật liệu.
2. Phân loại sàn rỗng không dầm Bubble deck
Nếu phân loại dựa trên cách cấu tạo, thi công có thể phân thành các loại sàn sau đây:
- Sàn Bubble deck đơn giản, cấu tạo gồm 2 phần chính là hệ lưới thép và những quả bóng rỗng. Bê tông sẽ được đổ trực tiếp ngay tại công trường, trên hệ ván khuôn truyền thống.
- Sàn Bubble deck bán lắp ghép. Phần dưới của bóng nhựa và lưới thép sẽ được đổ bê tông trước tại xưởng. Khi mang đến công trường, phần đúc sẵn này sẽ là phần có thể thay thế cho ván khuôn.
- Sàn Bubble đúc sàn toàn khối. Mọi công đoạn sẽ được thực hiện tại xưởng, sau đó sẽ được mang đến công trường để lắp ghép.
Nếu phân loại dựa trên độ dày của tấm sàn, sàn Bubble được sản xuất theo 6 dạng tiêu chuẩn: 180 mm, 230 mm, 280 mm, 340 mm, 390 mm, 450 mm.
3. Một số ưu điểm của sàn rỗng không dầm Bubble deck
- Cắt giảm chi phi phí và thời gian thi công
- Khối lượng nhỏ nhưng chịu được lực lớn, tính vượt nhịp cao
- Linh hoạt trong thiết kế và thi công
- Giảm bớt được cột trong công trình do vượt nhịp lớn
- Chiều cao thông thủy lớn do không cần làm dầm
- Cách âm, cách nhiệt tốt do cấu trúc đặc biệt của kết cấu là sàn rỗng
- Đảm bảo tính mỹ quan cho công trình