Tháng Mười
17
Quy trình thi công móng Top base
Những năm gần đây thì phương pháp móng top base đang là công nghệ làm móng được ưa chuộng nhất hiện nay. Đây là phương pháp tốt nhất để cải thiện nền đất làm tăng khả năng chịu tải của đất và giảm độ lún do sự phân phối lại ứng suất. Nó góp phần làm ngăn cản sự biến dạng của nền thông qua việc thiết lập nên hệ kết cấu móng phễu được chèn đá dăm.
Thông thường thì một công trình thi công top base được thực hiện theo các bước dưới đây. Bước thứ nhất là đào đất. Đất sẽ được đào đến một độ sâu nhất định. Nếu hố đào sâu trên 1m thì công nhân xây dựng phải có biện pháp bảo vệ thành hố đào và thoát nước hố đào để đảm bảo điều kiện tốt nhất khi đặt móng phễu. Nếu đáy hố đào nằm ở trên mực nước ngầm và lớp đất ở nơi thi công là rời rạc thì người công nhân cần phải làm chặt thêm lớp đất đáy hố móng và trải vải địa kĩ thuật trước khi đặt khối Top Block đã đúc sẵn.
Các bước diễn ra
- Bước thứ hai chính là lắp đặt Top Block. Cấu tạo của móng top base bao gồm nhiều khối bê tông có hình dạng giống con quay đang đứng thẳng hay còn gọi là Top Block. Chúng cần được lắp đặt sao cho độ cao của các móc thép gắn trên phễu bê tông phải bằng nhau. Phần thẳng đứng có dạng cọc hay còn gọi là chân phễu phải được chôn chặt và đóng vào nền đất theo phương thẳng đứng vào những ô tam giác có trên lưới thép định vị. Trong trường hợp nền đất quá cứng gây khó khăn cho việc đặt móng top base thì việc tạo lỗ trên nền đất là điều cần thiết. Các phương pháp đơn giản nhất để tạo lỗ đút chân phễu là phương pháp dùng trụ gỗ tròn có đường kính tương đương đặt vào nền rồi rút lên. Máy khoan cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.
- Bước thứ ba chính là đổ bê tông tại chỗ. Đổ bê tông tại chỗ là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay do Hàn Quốc phát triển. Chúng linh hoạt, thuận tiện và hạn chế tai nạn lao động một cách tối đa nhất. Để đầm chặt bê tông vào những phễu nhựa thì những người công nhân xây dựng có thể sử dụng đầm rung nếu máy trộn bê tông có độ sụt thấp. Ngoài ra thì có thể chỉ sử dụng đầm xẻng nếu máy bơm bê tông có độ sụt lớn.
- Bước thứ tư là chèn đá dăm. Sau 24h đúc bê tông thì người công nhân xây dựng sẽ tiến hành chèn và đầm đá dăm để lấp đầy khoảng trống giữa các khối bê tông dạng phễu. Đây là một khâu vô cùng quan trọng bởi chúng góp phần quyết định chất lượng của kết cấu móng top base. Chúng cần được tiến hành một cách cẩn thận và tỉ mỉ nhất có thể. Công tác đầm đá dăm thường được thực hiện bằng cách dùng cọc thép hay thanh thép chọc thủ công nếu khối lượng công việc ít hoặc dùng đầm dùi động cơ nếu khối lượng công việc lớn.
- Bước cuối cùng là liên kết khóa đỉnh các khối phễu bằng những thanh cốt thép. Lưới thép kết hợp với bê tông có tác dụng khóa chặt đỉnh các khối móng top base và tăng khả năng chịu lực cho chúng. Sau khi đã lắp đặt xong thì công nhân cần phải làm sạch các bề mặt của khối Top Block và đổ thêm một lớp bê tông dày 100mm để toàn khối hóa toàn bộ công trình. Sau đó bàn giao chúng cho nhà thầu thi công kết cấu móng.
Kết luận
Công nghệ móng top base này không chỉ hiệu quả, đơn giản mà còn giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều chi phí và tiết kiệm thời gian thi công công trình đó. Chính vì vậy mà chúng đã được ưa chuộng và áp dụng ở các nước hiện đại và tiên tiến như Nhật Bản và Hàn Quốc và bây giờ là Việt Nam
Trở về trang trước