DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - GCN: 14/DNKHCN

“Innovation Distinguishes Between a Leader And a Follower”

Steve Jobs

Gia cố nền móng Top-Base

Tháng Mười

3

Công nghệ Top-base (Phần 5)

Top-base là công nghệ xây dựng mới nhất, phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhờ công nghệ này mà mỗi năm, hai nước giảm thiểu được thiệt hại do những trận động đất gây ra. Phương pháp này chủ yếu là sử dụng các cọc có hình dạng như những chiếc phễu đặt ở nơi có nền đất yếu để gia công nền đất, giảm độ lún và tăng khả năng chịu đựng.

Xem thêm: Công nghệ Top-base (Phần 4)

Hiện nay, do sự tăng dân số, sự thiếu thốn về đất đai và nhu cầu sử dụng đất có nền yếu để xây dựng tòa nhà hay chung cư đã thúc đẩy các kỹ sư tìm ra giải pháp để cải thiện các khu vực này sao cho vừa tiết kiệm chi phí vật liệu, nhân công nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn cho các công trình. Vì vậy phương pháp gia công nền móng top-base ra đời chính là lời giải đáp cho bài toán khó bên trên.

Với phần cuối của chuỗi bài viết về công nghệ top-base, mình sẽ đề cập đến một số các điểm cần lưu ý và quy trình tiến hành thử tải top-base.

9. Một số lưu ý khi áp dụng công nghệ xây dựng mới top-base

Tính ưu việt của phương pháp sử dụng móng top base

– Trong quá trình thiết kế: khi tiến hành thiết kế một lớp top-base nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu do tải trọng thiết kế quá lớn, thì bạn có thể thiết kế top-base hai lớp hoặc mở rộng diện tích bố trí so với thiết kế ban đầu. Chú ý, khi bạn áp dụng phương pháp mở rộng diện tích thi công, thì chỉ có thể đặt các phễu nhô lên 1 nữa so với chiều cao của phễu ở phần đáy móng. Sau đó, tiến hành đổ thêm một lớp mỏng bê tông lên phía trên của top-base, nhờ đó mà tải trọng có thể được phân bố đều trên các mặt phễu.

– Trong quá trình thi công: khi tiến hành thi công top-base ở nền đất có bùn. Do độ lún của phần địa hình nên sau khi đào vét thì cần phải rải một lớp vải địa dưới bề mặt đáy nhằm giữ sạch bề mặt trong quá trình thi công lắp đặt. Còn đối với nền đất cứng, bạn phải dầm chặt để bề mặt phẳng cốt dễ dàng hơn trong việc đặt các top-base

10.Tiêu chuẩn kỹ thuật chung

Móng top-base dùng để gia cố nền đất yếu

Do đây là công nghệ xây dựng mới nên bạn cần cập nhật một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của các phễu sau khi sản xuất.

– Hình dáng và kích cỡ của khối top-base phải là sản phẩm bê tông được đúc ngay tại chỗ, theo chuẩn đề ra trong bản thiết kế.

– Các khối bê tông top-base đúc tại chỗ có chất lượng phải được đảm bảo với lớp bê tông trộn sẵn mác 100

– Độ bền nén của các khối bê tông dạng phễu phải đảm bảo lớn hơn 60kg/cm2. Điều này vô cùng quan trọng, nếu độ bền không đạt đúng chuẩn thì dễ dẫn đến độ lệch trong móng, gây nguy hiểm cho công trình xây dựng bên trên nó.

– Các thanh thép dùng để gia cường đặt ở đỉnh và một số thanh khác dùng định vị ở phía dưới top-base phải có đường kính là 12mm để cố định và giữ chắc chắn các phễu này trong suốt quá trình tiến hành thi công.

– Phần kích thước của các cốt liệu dùng để chèn khe giữa các phễu phải là loại đá dăm nhỏ, đường kính tầm 25 mm trở xuống.

Tóm lại, phương pháp top-base là một công nghệ xây dựng mới nhằm cải thiện nền đất, giúp việc xây dựng trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Trở về trang trước