DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - GCN: 14/DNKHCN

“Innovation Distinguishes Between a Leader And a Follower”

Steve Jobs

Gia cố nền móng Top-Base

Tháng Chín

27

Công nghệ top-base (Phần 3)

Trong hai bài viết trước, mình đã đề cập đến những bước căn bản của phương pháp sử dụng nền móng top-base, tiếp nối sẽ là một số kỹ thuật được dùng để liên kết khóa đỉnh của các khối phễu và một vài cách xử lý tình huống trong quá trình thi công.

Tham khảo:  Công nghệ top-base (Phần 2)

Top-base là giải pháp sử dụng các cột hình phễu nhằm gia cố nền đất yếu, giúp tăng khả năng chịu lực của nền. Top-base được rất nhiều nước ứng dụng nổi bật là Hàn Quốc và Nhật bản. Chính nhờ phương pháp này mà Nhật và Hàn có thể xây dựng được những tòa nhà cao ốc hàng chục tầng ở những nơi có móng không tốt.

5. Liên kết khóa đỉnh

Tiến hành đặt các thanh cốt thép D10 trên đỉnh khối phễu để tạo nên lớp lưới liên kết. Nhờ đó, khi đổ bê tông móng hay lớp bê tông nhằm khóa đỉnh khối phễu thì lớp lưới thép này kết hợp cùng kết cấu bê tông sẽ có tác dụng giữ chặt các đỉnh khối top-block và bắt chúng phải cùng nhau chịu một lực đồng thời.

Khóa đỉnh trong công nghệ nền móng Top-Base

Lắp đặt các thanh thép để khóa đỉnh các Top-base

Để lắp đặt, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

-Cách 1: cách này thường được sử dụng trong trường hợp thi công lớp bê tông có kết cấu mỏng trực tiếp lên bề mặt của lớp phễu do đó nó tiết kiệm được phần lớn nguyên vật liệu, nhân công, thời gian và độ sâu của lớp móng. Buộc các thanh thép có đường kính D10 mm theo 2 phương , cách nhau khoảng 500mm. Phần lưới thép thanh này được liên kết với móc thép của phễu để tạo một lớp mạng lưới bao trên phần nền. Do đó, khi bê tông đã khô sẽ tạo nên một kết cấu vững chắc giúp gia cố nền đất yếu.

-Cách 2: Ở trường hợp này tổ đội thi công các top-base sẽ độc lập hoàn toàn với các chủ thầu xây dựng ở phần móng gia công phía trên. Cách này chỉ có thể thực hiện khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà sản xuất và thi công để có một sản phẩm hoàn chỉnh nhằm nghiệm thu độc lập như các vật liệu khác. Do đó, sẽ tốn thêm bê tông và chiều sâu hố cũng tăng lên ít nhiều. Tuy nhiện, trong thực tế phương pháp này lại được sử dụng phổ biến hơn so với cách 1.

Trên bề mặt các khối top-block, liên kết các thanh thép qua móc neo đặt sẵn. Sau đó tiến hành làm sạch bề mặt phễu và đổ một lớp bê tông mác 200 dày khoảng 100 mm để toàn khối hóa các top-block, biến chúng thành một thể thống nhất. Cuối cùng là bàn giao mặt bằng cho nhà thầu để tiếp tục làm phần kết cấu mỏng.

6. Xử lý tình huống trong quá trình thi công

Trường học Bill Gate được xây dựng bằng công nghệ nền móng To-Base, sàn rỗng C-deck

Có một số tình huống trong thi công top-base mà các các chủ thầu thường vướng phải như chèn đá chưa đặt yêu cầu hay hố móng quá sâu…Sau đây là những trường hợp thường gặp và cách giải quyết.

-Lượng đá dăm không đạt yêu cầu: để tránh tình trạng này, việc dầm đá chỉ thực hiện khi lượng đá dăm thừa để lấp đầy các khoảng trống giữa các phễu, tiếp đó hãy tiến hành công tác dầm một cách cẩn thận. Khi tiến hành dầm, nên dầm đều theo bốn hướng để tạo độ chắc cho công trình.

-Đặt phễu trên nền đất yếu: khi tiến hành lắp đặt các phễu trên nền đất yếu mà không dải đá dăm, thì các top-base này có độ ổn định không cao, làm cho các bước thi công tiếp theo gặp khó khăn. Vì vậy cần tiến hành chèn đá dăm khi lắp đặt top-block để vừa tạo độ chắc chắn cho phễu vừa giúp gia cố nền đất yếu.

Trở về trang trước