DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - GCN: 14/DNKHCN

“Innovation Distinguishes Between a Leader And a Follower”

Steve Jobs

Gia cố nền móng Top-Base

Tháng Chín

24

Công nghệ top – base (Phần 2)

Phương pháp top-base là phương pháp khá mới mẻ được sử dụng trong ngành xây dựng hiện đại. Phương pháp này đã khắc phục được các nhược điểm của cách thức truyền thống, giúp nhà đầu tư có thể xây dựng các tòa nhà hay các chung cư cao hàng chục tầng trên nền đất mềm và yếu.

Xem thêm: Công nghệ top-base (Phần 1)

Phương pháp này chủ yếu là nhờ vào tác dụng phân lực của nền móng không dùng cọc. Với hình dạng như những chiếc phễu, các cọc bê tông này được bố trí ở lớp dưới để gia cố thêm khả năng chịu lực cho mặt đất, giảm độ lún cho công trình. Ở phần trước, mình đã đề cập đến 2 công đoạn trong quy trình lắp đặt móng top-base, tiếp tục trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn một số công đoạn tiếp theo.

3.Đổ bê tông tại chỗ

Công nghệ móng không dùng cọc Top base mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây

Có hai cách để sử dụng top-base đó là bạn có thể đặt làm sẵn từ các công ty chuyên sản xuất hoặc có thể tự sản xuất tại ngay công trường. Tuy nhiên, do tính tiện dụng, cơ động nên mọi người thường chọn cách thứ 2. Với việc tự đổ bê tông tại chỗ trong các phễu

nhựa sẽ giúp bạn không bị phụ thuộc vào các thiết bị cơ giới, đồng thời hạn chế được các tai nạn lao động so với cột top-block lắp đặt sẵn ( mỗi cái có thể nặng đến 80 kg).

Về cường độ, bê tông đặt trong các phễu nhựa chỉ cần mác R= 100 kg/cm2 là có thể được. Nếu khối lượng thi công không yêu cầu quá lớn thì bạn có thể thuê các máy trộn mini để trộn bê tông sau đó hãy cấp phối lại để đạt mác theo tiêu chuẩn đề ra.

 

Sử dụng móng phễu đem lại hiệu quả thi công công trình cao

Quá trình đổ bê tông tại chỗ theo thiết kế (thường thì mác 150#-200#)

Những ưu điểm khi sử dụng móng không dùng cọc Top base

Nếu khối lượng thi công của phần móng không dùng cọc lớn, thì việc vận chuyển sẽ rất khó khăn và tốn nhân lực khi mà khối lượng mỗi chiếc phễu có thể lên đến 90 kg, dẫn đến năng suất thấp, tiến độ công trình chậm so với dự tính. Nếu thuê cẩu để phục vụ thì chi phí sẽ bị tăng lên rất nhiều. Do đó sử dụng máy bơm bê tông là phương án khả thi nhất trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Để bơm bê tông vào các phễu nhựa thì nên sử dụng loại có mác R=200. Sau đó, bạn có thể sử dụng đầm rung để đầm chặt lớp bê tông trong phễu nhựa, không nên sử dụng xẻng vì dễ gây nên hiện tượng không đều, gây sụt, lún.

Với loại nền móng không dùng cọc, chúng ta cần chèn thêm đá dăm

Thi công Top-Base cho giải pháp móng bè

4.Chèn đá dăm

Sau 24 giờ bố trí các phễu trong nền đất thì bạn hãy tiến hành chèn và dầm đá dăm loại vừa ( kích thước trung bình thường từ 1-2cm), để lấp đầy các khoảng trống giữa khối bê tông. Việc thêm đá dăm nhỏ là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng và kết cấu của móng top-base. Do đó, hãy tiến hành từng bước thật cẩn thận và tỉ mỉ nhất là công đoạn đầm rung đá dăm.

Hiệu quả của phương pháp dùng móng phễu Top base là rất cao

Trước hết hãy đổ lớp đá vào giữa các khối top-block, rồi dùng xẻng dàn đều lớp đá này vào các khe trống của phễu bê tông, rồi tiến hành dầm. Khi tiến hành công đoạn đầm rung cần không để sót bất kì khoảng nào để đảm bảo có một kết cấu nền móng vững chắc, đạt đến độ chặt tối đa. Bên cạnh đó, để làm tăng mật độ của móng không dùng cọc, hãy trộn thêm một phần các loại đá có kích thước nhỏ trên toàn bộ diện tích nền để tăng thêm độ chặt của khối đá dăm.

Sau khi đào móng thì đến công đoạn lắp đặt các khối Top Block

Trở về trang trước