Tháng Chín
23
Công nghệ top – base (Phần 1)
Hiện nay, trên thế giới, công nghệ và kỹ thuật về xây dựng đang phát triển ở mức độ khá cao. Hàng ngày có rất nhiều phương pháp mới nhằm cải thiện năng suất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người lao động. Top-base là một trong những phương pháp như vậy. Top-base hiểu nôm na là giải pháp móng không dùng cọc được áp dụng tại những nơi đất yếu nhằm gia cố, tăng thêm lực chịu đựng của nền.
Khi tiến hành thi công phương án này, các chủ đầu tư phải lên kế hoạch chi tiết rõ ràng để tận dụng được hết tính năng mà top-base mang lại. Trình tự cơ bản của phương pháp này là: công tác đào đất, công tác lắp đặt top-block, đổ bê tông tại chỗ, chèn đá dăm, liên kết khóa đỉnh các khối phễu.
1. Công tác đào đất
Bất cứ cách tạo móng nhà nào dù là truyền thống hay hiện đại thì việc đào đất luôn là công việc đầu tiên và quan trọng nhất. Phần đất của phương pháp móng không dùng cọc sẽ được đào đến độ sâu như trong bản thiết kế, nếu hố sâu hơn 1m thì các chủ đầu tư cần phải có các biện pháp bảo vệ thành hố đồng thời cũng phải có phương án để thoát nước khỏi hố nhằm bảo đảm tiến độ thi công.
Đối với trường hợp hố đào nằm trên mực nước ngầm, không bị úng hay ngập nước, bên cạnh đó lớp đất xung quanh cũng khá rời rạc, khô thì bạn cần phải tiến hành làm ẩm và nén chặt lớp đất dưới đáy hố. Sau đó tiến hành trải vải địa kỹ thuật trước khi tiếp tục lắp đặt phễu nhựa hay top-block đúc sẵn.
Với các đáy hồ có nền móng khô ráo và có lớp đất dính thì chỉ cần làm phẳng mặt đáy rồi rải lớp vải địa kĩ thuật, cuối cùng mới lắp đặt phễu hoặc top-base có sẵn. Nếu đất ở đáy hồ quá mỏng và yếu, thì bạn phải trải thêm một lớp đá dăm hoặc đá mạt để tăng độ cứng của lớp nền, tối thiểu là 100mm, trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
2.Công tác lắp đặt Top-block
Sau khi đào các hố theo yêu cầu , thì bước tiếp theo đó là tiến hành lắp đặt các khối Top-block. Khi tiến hành cần phải chú ý điều chỉnh độ cao của móc thép được gắn trên phần phễu bê tông sao cho chúng có bằng nhau. Đối với phương pháp móng không dùng cọc thì yếu tố top-block sẽ quyết định đến phần lớn sự thành bại của công trình. Phần lưới cốt thép định vị cho trường hợp này là loại lưới thép thanh với khoảng cách là 500 x 500 mm với đường kính thanh thép 10 mm. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế tạo lưới thép này bằng cách sử dụng hàn hồ quang điện ngay tại công trường. Tuy nhiên, vẫn cần hàn thêm một số thanh thép chéo vào các ô vuông 500 x 500 để tạo khung định vị xương sống cho phần cọc của top-base. Phần thẳng đứng của top-base phải được chông hoặc đóng vào nền đất theo phương thẳng đứng so với nền. Nó sẽ nằm gọn trong các ô có hình tam giác ở phần lưới thép định vị.
Lắp đặt phễu theo thiết kế
Đổ bê tông phễu theo mác thiết kế (thường có mác 150# – 200#)
Trở về trang trước